Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại tại tỉnh Đồng Tháp

Toàn tỉnh hiện có 2 bãi rác lớn (1 ở thành phố Cao Lãnh, 1 ở thị xã Sa Đéc) và 9 bãi rác của các thị trấn. Hiện tại, các bãi rác trên địa bàn tỉnh chỉ là những bãi chứa rác, rác thải được xử lý đơn giản bằng cách phun hóa chất giảm thiểu mùi hôi và đốt tự nhiên. Cách xử lý này không đủ đảm bảo chất vệ sinh môi trường trong khu vực bãi, gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực xunh quanh và phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh. Mặt khác, do không được thiết kế chống thấm nên lượng nước rỉ rác phát sinh ngấm vào môi trường đất, nước trong khu vực gây ô nhiễm chất lượng môi trường. Bên cạnh đó, do điều kiện bị ngập lũ hàng năm cho nên rác rất dễ dàng bị cuốn trôi vào môi trường nước.

Thành phần rác thải gồm: chất hữu cơ dễ phân hủy 70%, bao bì chai lọ 20% và các loại khác như đất cát, gạch vụn, đá… chiếm 10%. Tất cả các loại trên được thải chung, không phân loại và đổ thẳng ra bãi rác. Lượng rác này được đốt theo cách thông thường(vào mùa khô) mà không qua các biện pháp xử lý phù hợp. Tại các bãi rác, việc phun xịt hóa chất diệt côn trùng không được tiến hành thường xuyên.

Theo ước tính thì tổng lượng rác thải ra toàn tỉnh khoảng 400 tấn/ngày, trong đó tổng lượng rác thu gom tại các thành phố, thị xã, thị trấn ước khoảng 209 tấn/ngày, chiếm khoảng 52% (chủ yếu tập trung ở thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và các huyện, thị trấn). Hiện nay, trong phạm vi thành phố Cao Lãnh, công tác thu gom và quản lý chất thải rắn do công tyTNHH Một thành viên Cấp nước và Môi trường Đô thị thực hiện. Tổng khối lượng thu gom và vận chuyển khoảng 22 tấn/ngày, trong đó rác chợ chiếm khoảng 35% tổng khối lượng rác.

Hệ thống thu gom vận chuyển hiện tại còn thiếu và sơ sài, chưa đảm bảo thu gom toàn bộ lượng rác phát sinh. Số lượng rác còn lại chủ yếu ở khu vực dân cư nông thôn, ở các chợ xã do người dân thải trực tiếp ra môi trường kênh, rạch hoặc các khu đất trũng sau nhà.

Tình hình quản lý rác thải ở các thị trấn, thị xã còn gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều lý do sau đây:

– Các thị trấn, thị xã là các đô thị nhỏ, mang đậm màu sắc nông thôn và lối sống nông dân, đang trên quá trình xây dựng và định hình nếp sống đô thị.

– Quy hoạch đô thị không đồng bộ, quy hoạch đường phố mà thiếu quy hoạch hệ thống thoát nước, thiếu bãi rác đúng tiêu chuẩn.

– Ý thức tự giác của người dân chưa cao, còn xả thải còn tùy tiện.

– Kinh phí đầu tư mua trang thiết bị thu gom xử lý rác còn quá ít, chưa có biện pháp tổ chức quản lý vệ sinh phù hợp.

– Do nguồn kinh phí đầu tư còn gặp nhiều khó khăn nên đầu tư xây dựng bãi chôn lấp còn thô sơ, không đúng quy trình kỹ thuật, chỉ mới chôn lấp tạm thời, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Ngoài ra, lượng rác thải phát sinh do sự phát triển của các hoạt động du lịch và ý thức về giữ gìn và bảo vệ môi trường của người dân và khách di lịch (đặc biệt là khách nội địa) thông qua việc vứt rác bừa bãi, không bỏ rác đúng nơi , thậm chí vứt rác, thức ăn trực tiếp xuốngkhi đi tham quan các điểm du lịch bằng ghe, thuyền… đang trở thành vấn đề không nhỏ đối với môi trường sống của các loài động thực vật và hệ sinh thái tại đây. Đây chính là vấn đề đáng quan tâm và cần có biện pháp giải quyết vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước và cảnh quan môi trường tại khu du lịch mà còn gây mất thiện cảm đối với du khách quốc tế khi đến tham quan.

III.2.4.2.Rác thải y tế và công nghiệp

a. Rác thải y tế

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 2005 thì chất thải nguy hại (chủ yếu là rác y tế) có thu gom và xử lý riêng. Trong đó tất cả các bệnh viện lớn đều có lò đốt rác y tế hợp vệ sinh. Ở các trung tâm y tế đều có các khu vực xử lý rác y tế riêng, khôngthải chung với rác sinh hoạt mặc dù các lò này chưa đạt tiêu chuẩn . Trong khi đó, rác y tế ở các phòng khám tư nhân vẫn chưa được xử lý riêng mà vẫn còn thải chung với các chất thải sinh hoạt.

Bảng III.13: Tình hình xử lý chất thải bệnh viện ở Đồng Tháp

TT

Bệnh viện

Địa điểm

Hệ thống xử lý

Ghi chú

Rác thải

Nước thải

1

Đa khoa Đồng Tháp

Tp. Cao Lãnh

Đạt yêu cầu

2

Đa Khoa Sa Đéc

TX Sa Đéc

không

Đạt yêu cầu

3

Bệnh viện Hồng Ngự

Huyện Hồng Ngự

không

Đạt yêu cầu

4

Bệnh viện Vĩnh Thạnh

Huyện Lấp Vò

không

Không đạt

5

Bệnh viện Tháp Mười

Huyện Tháp Mười

không

Không đạt

6

Bệnh viện Tam Nông

Huyện Tam Nông

không

Không đạt

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường Đồng Tháp 2005

Theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp việc xử lý các chất thải nguy hại ở một số bệnh viện chưa đạt yêu cầu. Hầu hết các bệnh viện mới chỉ có lò đốt rác y tế nhưng trong đó một số bệnh viện hoạt động không hiệu quả. Đây là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng đến các khu vực lân cận, nếu không được xử lý triệt để, ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện vệ sinh và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, các bệnh viện được lắp đặt lò đốt rác y tế nhưng các thông số ô nhiễm vẫn chưa được quan trắc đầy đủ như các chỉ tiêu khí thải: Dioxin, Furan…

b. Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp là loại chất thải rắn sinh ra trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, bao gồm các loại bao bì nguyên vật liệu, các sản phẩm hoặc các bán thành phẩm không đạt yêu cầu chất lượng, các phế liệu, vật liệu và thành phẩm do quá trình gia công, cắt xén tạo ra; các loại dầu cặn, bụi thu gom, cặn bùn sinh ra trong quá trình xử lý nước thải…

Bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh chất thải rắn, trong đó bao gồm cả phế liệu và phế phẩm. Công nghệ sản xuất càng lạc hậu thì tỷ lệ lượng chất thải rắn tính trên đầu sản phẩm càng lớn.

Hiện nay, Đồng Tháp phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản là chính, do đó thành phần rác thải công nghiệp chủ yếu là các thành phần nông sản dư thừa từ quá trình sản xuất. Những thành phần này được thu mua, tận dụng hoặc được thu gom chôn lấp cùng với rác thải sinh hoạt. Nhìn chung, thành phần rác thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện tại hầu như không có.

Post Author: admin