Việt Nam và xu thế hội nhập với văn hóa thế giới

Bước vào thiên niên kỉ mới, Việt Nam sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới

đãđạt được.rấtnhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Từ một đất nước quanh năm thiếu ăn thì nay chúng ta đã trở thành quốcgia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới, nhân dân trong nước có đời sống vậtchất, tinh thần ngày càng tốt hơn; trẻ em cơ bản đã phổ cập thành công bậc tiểuhọc và tiến tới sẽ phổ cập bậc trung học cơ sở; từ chỗ ở thế đối đầu với nhiềuquốc gia, Việt Nam đã chủ động hội nhập với khu vực và làm bạn với các quốcgia tiến bộ trên thế giới.

 

Có thể nói chưa bao giờ chúng ta lại có nhiều bạn bè như bây giờ. Đây là

mộtcơ hội tốt cho sự phát triển của Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ. Chủ trương của Việt Nam khi hội nhập quốc tế là “hòa nhập” chứ không “hòa tan” vì thế chúng ta phải biết giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam trong đời sống hàng ngày của nhândân cũng như trên trường quốc tế. Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc, nhưng để phát huy, giới thiệu nhữngtruyền thống văn hóa đó đến với bạn bè quốc tế thì bên cạnh việc thu hút kháchquốc tế đến tham quan du lịch, chúng ta cũng cần phải thường xuyên chủ độngtổ chức các hoạt động giới thiệu về văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Và nhữngsự kiện nhưNgày văn hóa, Đêm văn hóa, Tuần văn hóa,thậm chí làNăm vănhóaViệt Nam tại nước ngoài được tổ chức ngày càng nhiều những năm gần đâychính là để phục vụ cho mục tiêu ấy. Đây không chỉ là dịp để cho bạn bè trên thếgiới tìm hiểu về đất nước, con người và truyền thống văn hóa của Việt Nam màcòn góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác đối ngoại của Việt Nam trên nhiềulĩnh vực với các nước bạn bè trên thế giới.

Post Author: admin