Kiên Giang- chú trọng vào nông nghiệp vườn

* Đất màu và cây lâu năm ngày càng được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.

Công tác khuyến nông, khuyến ngư đã từng bước được tăng cường và có nhiều cố gắng trong việc phổ biến khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho nông dân. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả phát triển với quy mô ngày càng lớn như mô hình lúa – cá, mía – cá, cải tạo vườn tạp, nông – lâm – ngư kết hợp…

Cơ giới hóa trong nông nghiệp chủ yếu mới tập trung cho cây lúa, các cây trồng khác và chăn nuôi còn thấp. Đối với đất lúa cơ giới hóa nông nghiệp đã giải quyết cơ bản khâu làm đất, suốt lúa, bảo vệ thực vật, một phần khâu bơm tưới nhưng chủ yếu là cơ khí nhỏ, riêng khâu gieo cấy và thu hoạch chủ yếu làm thủ công. Đến năm 1998 diện tích lúa được cơ giới hóa ở các khâu: 90% khâu làm đất, 56% khâu bơm tưới, 90% khâu suốt lúa và 100% khâu bảo vệ thực vật. Năm 1998 toàn tỉnh có 1.100 máy kéo nhỏ, 2.200 máy suốt lúa, 1.100 máy bơm nước các loại.

  • Đầu tư cơ sở vật chất cho nông nghiệp được tăng cường đặc biệt là thủy lợi đầu nguồn, đáp ứng một phần yêu cầu tưới, tiêu cho sản xuất và nước sinh hoạt cho nhân dân. Vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng được tăng cường từ nhiều nguồn khác nhau.

Trồng trọt:

Trồng trọt là ngành sản xuất chính, có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP ngành nông nghiệp. Các cây trồng chính được phát triển với quy mô lớn: Lúa, mía, khóm.

Sản xuất lúa:

Sản xuất lúa phát triển nhanh và vững chắc, tốc độ tăng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm trong thời kỳ 1990 – 1995 là 9%, thời kỳ 1995-1998 là 4,9%. Năng suất tăng bình quân hàng năm trong thời kỳ 1990 – 1995 là 4,78% và hầu như không tăng trong thời kỳ 1995 – 1998. Sản lượng lúa tăng bình quân thời kỳ năm 1990 – 1995: 14,31% và thời kỳ 1995 – 1998: 4,5%. Năm 1998 sản lượng lúa toàn tỉnh đạt 1.926.019 tấn, bình quân đầu người 1.293kg, riêng huyện Hòn Đất đạt 2.000kg và trong huyện có 6 xã đạt 6.000kg.

Post Author: admin