Vì sao ẩm thực Việt luôn mang nhiều sắc thái?

Trong một đất nước, mỗi tầng lớp xã hội lại có những món ăn đặc trưng riêng chỉ tầng lớp của mình. Những người giàu thường ăn những món cao lương mĩ vị, những người nghèo quanh năm làm bạn với dưa cà (những món bình dân). Trong món ăn của dân tộc đã tiềm tàng sự phân tầng xã hội. Bên cạnh đó, ở bất cứ dân tộc nào cũng có những món ăn dùng trong những trường hợp khác nhau, với phong cách khác nhau. Món ăn dùng trong ngày lễ hội khác với món ăn ngày thưòng nhật. Trong cơ cấu, thành phần ăn uống mang nhiều dấu ấn của các luồng giao lưu, văn hoá, tộc người, giữa các dân tộc với nhau, một số món ăn là sản phẩm của sự giao lưu đó. Đồ ăn thức uống của mỗi dân tộc thực sự là sự sáng tạo văn hoá của mỗi dân tộc đó. Ăn uống phản ánh trình độ văn hoá, văn minh của dân tộc, trình độ phát triển sản xuất, trình độ kinh tế của xã hội. Món ăn chứa đựng tiềm tàng sự sinh động và đa dạng về đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, ý thức tín ngưỡng của từng tầng lớp xã hội, từng vùng miền dân cư khác nhau. Với cách nhìn này, ẩm thực của dân tộc chính là “lăng kính đa chiều” phản ánh nhiều quá trình, nhiều hiện tượng xã hội của con người. Muốn tìm hiểu văn hoá của từng đất nước, dân tộc hay vùng miền địa phương khác nhau có lẽ nên bắt đầu bằng chính sự ăn uống mà qua thời gian được nâng lên thành một thứ, người ta gọi làVăn hoá ẩm thực

Post Author: admin