Đặc điểm về thủy văn vườn quốc gia Cát Tiên

Nhưng lòng sông có nhiều đá và sâu nên không thể dựa vào sông để khai thác hoạt động bơi lội như vùng hạ lưu của sông Đồng Nai trong khu vực của khu du lịch Bò Cạp Vàng. Hoạt đánh bắt cá của cư dân khu vực VQG Cát Tiên diễn ra ít và dòng nước chảy không ổn định, chỉ những người có kinh nghiệm mới đánh bắt trong khu vực này. Đây vừa là thuận lợi và khó khăn của VQG, thuận lợi vì các loài cá được bảo tồn, vệ sinh dòng nước thượng nguồn được bảo đảm, khó khăn đó là không khai thác đoạn sông cho du lịch trong khi khách đi du lịch thường thích hòa mình vào thiên nhiên nhất là trước vẻ bề ngoài yên ả lấp lánh của sông Đồng Nai.

Trong Vườn Quốc gia Cát Tiên có nhiều hệ suối lớn như: Đaleh, Đa R’soui, Đa M’Bri (khu vực Lộc Bắc); Đa Dim Bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Đa Nhor (khu vực Cát Lộc); Đa Louha, Đa Bitt, Đa Bao, Đa Tapoh, Đa Sameth (khu vực Nam Cát Tiên). Tất cả các hệ suối đều chảy ra sông Đồng Nai. Toàn bộ diện tích của Vườn Quốc gia Cát Tiên là lưu vực trực tiếp của hồ thủy điện Trị An. Phần phía Nam của Vườn là lưu vực tiếp giáp hồ. Do địa hình của VQG Cát Tiên tương đối bằng phẳng, lượng mưa nhiều nên thường gây ra ngập úng nhất là khu vực suối Đaklua. Trên các hệ suối chính thường có nước vào mùa khô, còn phần thượng nguồn và các suối nhánh, một số suối nhỏ ngắn thường khô hạn. Mùa mưa nước dâng cao trong các chân núi và thung lũng ở khu vực Cát Lộc và ngập tràn trên diện tích khá lớn khu vực khá bằng phẳng ở khu vực Nam Cát Tiên. Hệ bàu có diện tích nước ngập 2.500 ha vào mùa mưa và thu hẹp lại khoảng 100- 150 ha vào mùa khô, đây cũng là nơi sâu nhất của các bàu: Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu. Đặc điểm thủy văn ở Vườn Quốc gia Cát Tiên bao gồm sông, suối, thác, gềnh, thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước đều hiện diện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên làm tăng giá trị về tính đa dạng sinh học, điều hòa và tăng thêm số lượng cá thể cho loài khi dòng nước được chuyển ra vào mỗi mùa nước ngập và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên của Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Post Author: admin