Văn Hóa Chăm – bí ẩn nền văn hóa cổ

Pô char cũng mặc váy, buột thắt lưng như cả sư Bà La Môn nhưng lại đội khăn loại khác. Pô Achar còn đeo một chùm khăn đỏ ở trước ngực (tượng trưng cho dương vật – yếu tố dương) và 4 túi nhỏ ở phía sau. Còn trang phục của các cấp bậc trong hàng ngũ tu sĩ Hồi giáo Bà Ni thì cơ bản giống nhau, chỉ có một số chi tiết khác nhau trên cạp váy, trên thắt lưng. Cách phân biệt các cấp bậc trong hàng ngũ tu sĩ Hồi giáo Bà Ni thì cơ bản giống nhau chỉ có một số chi tiết khác nhau trên cạp váy, trên dây lưng. Cách phân biệt các cấp bậc trong hàng ngũ tu sĩ Hồi giáo Bà Ni cũng tương tự như cách phân biệt trên trang phục của tu sĩ Bàlamôn.

Nói chung trang phục của tu sĩ Hồi giáo Bà Ni và tu sĩ Bàlamôn ngoài những nét cơ bản giống ở váy, khăn đội đầu, dây thắt lưng nó còn có một số chi tiết khác nhau mà dễ nhận thấy nhất là: trang phục tu sĩ Hồi giáo Bà Ni có may ghép hoa văn 4 cánh hình cung nhọn ở trước ngực, còn áo tu sĩ Bàlamôn không có hoa văn. Tu sĩ Pô Char Hồi giáo có đeo chùm khăn dài trước tượng trưngcho dương vật và tu sĩ Bàlamôn thì trước ngực có đeo cái túi nhỏ tượng trưng âm vật. Có thể nói trang phục của tu sĩ Hồi giáo Bà Ni là nữa phần của trang phục tu sĩ Chăm Bàlamôn và ngược lại. Và ngay trong bản thân trang phục của tu sĩ cũng có hai phần: Phần âm và phần dương. Trang phục của tu sĩ Hồi giáo Bà Ni là tượng trưng cho nữ , nhưng trước ngực lại có đeo chùm vải đỏ hình dương vật và đầu không để tóc tượng trưng cho nam. Còn ngược lại, trang phục tu sĩ Chăm Bàlamôn là tượng trưng cho nam, nhưng ở phía sau lại đeo túi hình âm vật và đầu búi tóc tượng trưng cho nữ. Điều này biểu hiện yếu tố lưỡng nghi trong trang phục Chăm là: trong âm có dương và trong dương có âm. Giữa Chăm Bàlamôn và Chăm Hồi giáo Bà Ni vừa là âm, vừa là dương, hội nhập chuyển hoá lẫn nhau. Vì vậy giữa Chăm Hồi giáo Bà Ni và Chăm Bàlamôn tuy hai nhưng vẫn là một.

Post Author: admin