Thăng Long – Hà Nội giai đoạn chống quân Minh

 

(1407 – 1427):Hồ Quý Ly cướp ngôi, lập ra nhà Hồ (1400 – 1407), lập đô ở Tây Đô, Thanh Hóa. Thăng Long đổi ra tên mới là Đông Đô. Đến năm 1406, quân Minh xâm lược lại đổi thành Đông Quan. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, đến năm 1428 thì giải phóng Đông Quan.

Thăng Long – Hà Nội thời Lê sơ (1428 – 1527): Ngày 29/4/1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Đến năm 1430, đổi Đông Đô thành Đông Kinh và năm 1446 thì đổi thành Phủ Trung Đô. Thành trong cùng hình chữ nhật là Cấm thành, bao bọc bên ngoài là một thành bằng gạch. Khu dân cư chia làm 2 huyện: Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường.

Thăng Long – Hà Nội thời Mạc – Lê Trung Hưng (1527 –1788): Thế kỷ XVI, nhà Lê sụp đổ; năm 1527, triều Mạc (1527 – 1592) lên thay. Khi Đông Kinh trở lại tên Thăng Long, năm 1588, nhà Mạc cho đắp 3 lần lũy đất bảo vệ thành, đến năm 1592 thì bị nhà Trịnh phá hủy nhưng vào năm 1790 thì chính nhà Trịnh cho đắp lại, gọi là thành Đại Độ. Cạnh Hoàng thành có phủ chúa. Dân số Hà Nội khi ấy có khoảng 1 triệu người.

Thăng Long – Hà Nội thời Tây Sơn (1788 – 1802): Năm 1788, quân Thanh chiếm Thăng Long; đến năm 1789, nhà Tây Sơn chiếm lại. Quang Trung đóng đô ở Huế, Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ).

Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn sơ: Năm 1802, Gia Long lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân. Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành, gồm 11 trấn. Đến năm 1805, triều đình cho phá thành cũ, xây trên đó tòa thành mới. Đến năm 1831 thì bỏ các trấn, chia cả nước làm 29 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, huyện Từ Liêm của trấn Sơn Tây và 3 phủ: Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam. Thăng Long hạ xuống thành tỉnh lỵ Hà Nội. Khu kinh thành cũ gồm 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, cùng với Từ Liêm hợp thành phủ Hoài Đức. 36 phường cũ được chia thành nhiều phường nhỏ, các thôn và các trại.

Post Author: admin