Tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ du lịch ở các vườn quốc gia Cát Bà

        Tác động tiêu cực lên các khu tự nhiên được bảo vệ có thể phân ra làm hai loạitrực tiếp và gián tiếp. Các tác động trực tiếp gây ra bởi sự có mặt của du khách, còn tác động gián tiếp nảy sinh từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch. Cụ thể các tác động như sau:

  • Tác động vào cấu trúc địa chất,cấu tạo đá, khoáng sản: do hoạtđộng leo núi, thăm hang động, thu lượm mẫu đá… làm kỷ niệm.
  • Tác động lên thổ nhưỡng: do hoạt động đi bộ, cắm trại, bãi đỗ xe… gây ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện sống của hệ sinh vật.
  • Tác động vào nguồn tài nguyên nước: tập trung số đông khách du lịch sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nước. Việc xử lý chất thải không triệt để và hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ giảm chất lượng nguồn nước của khu du lịch và vùng lân cận.
  • Tác động lên hệ thực vật: hoạt động du lịch giải trí có thể tạo ra tác động đến thực vậtnhư bẻ cành, giẫm đạp, thải khítừ phương tiện giao thông, làm đường, bãi đỗ xe, công trình dịch vụ v.v
  • Tác động lên động vật: hoạt động tham quan, tiếng ồn của khách, của phương tiện giao thông khiến động vật hoảng sợ, thay đổi diễn biến sinh hoạt và địa bàn cư trú, sinh sống của chúng.

        Ngoài ra, việc thải rác bừa bãi có thể gây ra sự nhiễm dịch bệnh cho động vật hoang dã…Nhu cầu tiêu dùng xa xỉ các món ăn từ động vật của du khách dẫn đến việc săn lùng, buôn bán làm giảm đáng kể số lượng quần thể động vật và cuối cùng là thay đổi cấu trúc hệ sinh thái ban đầu.

        DLST là du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên và cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực. Tuy nhiên, DLST có khả năng giảm thiểu những tác động tiêu cực, đóng góp cho các nỗ lực bảo tốn, nếu được vận hành đảm bảo các nguyên tắc của nó.

Post Author: admin