Mắm trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

MẮM TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

 

Làm mắm là một cách bảo quản cá và thủy hải sản bằng muối (khỏang 25 % trọng lượng cá) tạo điều kiện cho quá trình lên men chua lactic để chống lại các vi khuẩn ung thối, làm “hư thức ăn” .

Mắm ở Việt Nam rất đa dạng nhưng có lẽ khắp nước Việt không đâu có số lượng các loại mắm nhiều như miền sông nước Tây nam bộ. Ở đây, người ta có thể thống kê ra hơn 30 loại mắm khác nhau. Và hầu như bất cứ loại thủy sản nào có trong vùng cũng đều có cơ hội trở thành một món mắm ngon lành. Có loại chỉ cần thêm chút nguyên liệu là ăn liền như: mắm ruốc, mắm ba khía, mắm tôm, mắm tép, mắm còng, mắm cáy, mắm ruột (mắm Thái), mắm rò,… Có loại phải qua công đoạn chế biến như: mắm cá sặt, mắm trê, mắm cá lóc, mắm rô, mắm cá linh, mắ cá chốt, mắm cá lòng tong, mắ cá mè vinh, mắ cá trèn lá, mắm cá trèn mỡ,….

Một trong những đặc trưng của mắm là “nặng mùi”. Nếu ngay từ đầu đã không quen với mùi của mắm thì sẽ không thể cảm nhận hết cái ngon, cái thú khi ăn mắm. Những món ăn như bún ốc, bún riêu, bún thang, thịt chó, chả cá Lã Vọng không thể ăn ngon mà lại thiếu một chén mắm tôm có chút đường, chút chanh. Thậm chí ở Nam bộ có nguyên món bún mắm, lẩu mắm nổi tiếng để tận dụng nguồn mắm vốn phong phú nơi đây.

 

 

Post Author: admin