Đồng Tháp – hội nhập và phát triển

– Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh: tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001 – 2006 đạt 489.203 ngàn USD; với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như thủy sản chế biến, gạo, các nông sản chế biến (bánh phồng tôm, bột dinh dưỡng), hàng may mặc, gốm nung … Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu từng bước khai thác được thế mạnh của tỉnh, tạo ra những sản phẩm có giá trị xuất khẩu; cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng hàng CN – TTCN tăng nhanh và tỷ trọng hàng nông sản giảm mạnh phù hợp với xu hướng phát triển. Thị trường xuất khẩu ngày càng phát triển, hiện tại hàng hóa của tỉnh đã xuất khẩu sang 55 nước với các thị trường lớn, truyền thống như Trung Quốc, Nhật, EU, HànQuốc

– Lĩnh vực bưu chính viễn thông của tỉnh phát triển mạnh và được đầu tư khá hiện đại. Năm 2006, mật độ dân sử dụng điện thoại đạt 16,27máy/100 dân.

a.5.Năng lực đầu tư và phát triển của tỉnh

– Thu ngân sách Nhà nước từ kinh tế địa phương tăng từ 513 tỷ đồng năm 2000 lên 1.385 tỷ đồng năm 2006. Tỉnh đã có nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách để khai thác các nguồnthuvà chỉ đạo điều hành có hiệu quả trong sản xuất – kinh doanh để tạo nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi.

– Tổng chi ngân sách địa phương trong năm 2006 là 1.867 tỷ đồng năm 2000; trong đó, chi đầu tư phát triển 475 tỷ đồng, chiếm 25,44% trong tổng chi ngân sách địa phương. Ngân sách Nhà nước tiếp tục được cơ cấu lại theo hướng tích cực và hiệu quả hơn với việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với quản lý Nhà nước, Đoàn thể, các đơn vị quản lý Nhà nước cấp xã phường và các đơn vị sự nghiệp có thu.

Đã huy động được nhiều nguồn vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội; việc phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách được tập trung hơn, cơ cấu vốn đầu tư đã hướng vào các mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển sản xuất – kinh doanh.

Thông qua sự hỗ trợ tích cực của Trung ương cùng với cân đối ngân sách của địa phương, trong 5 năm qua tỉnh đã xây dựng được nhiều công trình sản xuất – kinh doanh và kết cấu hạ tầng quan trọng trên địa bàn về giao thông, tuyến dân cư vượt lũ, điện khí hóa các xã, tăng cường cơ sở vật chất ngành y tế, ngành giáo dục.

b. Những tồn tại

Bên cạnh những thành tựu nói trên, sự triển kinh tế – xã hội của tỉnh, ngành và địa phương chưa được tính bền vững thể hiện ở các điểm sau:

– Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triểntheochiều rộng, chưa tương xứng với tiềm năng và còn thấp so với các tỉnh trong vùng. Nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nông lâm ngư nghiệp, tốc độ tăng trưởng trong những năm qua còn phụ thuộc nhiều vào quy mô mở thêm diện tích, năng suất tăng chậm, hiệu quả của các sản phẩm còn thấp; đặc biệt là ngành nuôi thủy sản vẫn chưa ổn định được các mô hình nuôi và hiệu quả sản xuất.

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có năng suất, chất lượng và hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp, quy mô nhỏ (năm 2005 bình quân 1 cơ sở chỉ có bình quân 3,5 lao động, giá trị tăng thêm 85 triệu đồng). Mức độ chế biến hàng nông sản của tỉnh còn thấp, chi phí còn cao, tỷ lệ VA/GO chỉ đạt 36,3%.

Các ngành thương mại – dịch vụ nhìnchungcó quy mô nhỏ và phân tán, tỷ trọng các loại hình dịch vụ cao cấp (tài chính tín dụng, vốn, tư vấn, khoa học công nghệ) và các loại hình thương mại trung chuyển chưa cao. Kinh tế biên mậu với 52 km đường biên, 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia và 5 cửa khẩu phụ chưa phát huy hữu hiệu về thương mại và du lịch.

– Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng vẫn còn chậm, còn nặng về nông nghiệp; giá trị công nghiệp – xây dựng còn nhỏ; trong khi đó sản xuất khu vực I phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên nên chưa mang tính bền vững cao. Cơ cấu sản xuất một số vùng chuyển đổi chậm và hiệu quả chưa cao.

Post Author: admin