Bánh phu thê làng Đình Bảng

Ở Đình Bảng người ta thường ngâm bột với 1 loại quả có tên là “dành dành” để tạo màu vàng cho bánh phu thê. Một điều khá quan trọng là khi làm bột phải được làm vào mùa hanh khô (ngày nắng, đêm lạnh), bột sẽ thơm ngon, không bị chua và không bị chảy bánh.

 

Quả dành dành

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi có đầy đủ các nguyên liệu, người ta sẽ vo nhân bánh gồm đậu xanh đường cát thành hình tròn và vỏ bánh là bột gạo đã được giã nhuyễn mịn sao cho nhân bánh tròn nằm trong vỏ bánh rồi bỏ vào khuôn vuông nắn cho bánh vuông vức và rắc sợi đu dủ hoặc sợi dừa đã bào sẵn trước khi cho thêm 1 lớp vỏ bánh phủ lên trên vào rồi gói bánh lại. Tiếp đó người ta hấp cho đến khi bánh chín là có thể thưởng thức. Một chiếc bánh ngon là bánh đảm bảo độ dẻo và màu vỏ bánh xanh tự nhiên màu của lá dong hoặc lá dừa. Nhân bánh ngọt vừa và cắn vào là cảm nhận được vị giòn của sợi đu đủ (sợi dừa). Cái hay của bánh phu thê là người dùng cần ăn làm sao để cả vỏ bánh và nhân bánh hòa vào nhau. Đúng với ý nghĩa hòa quyện mà trong tên gọi “bánh phu thê” người xưa đặt ra. Và cảm nhận được sự dịu ngọt, thanh thanh, nồng và béo của các nguyên liệu khi được kết hợp tài tình trong 1 chiếc bánh nhỏ.

Ngày nay, bánh phu thê ngoài việc được dùng làm lễ vật trong dạm hỏi thì bánh đã được sản xuất hàng loạt để phục vụ thực khách có nhu cầu ăn vào thường nhật. Do đó màu sắc của bánh cũng có thay đổi và cách gói cũng như dây buộc trang trí cũng đẹp mắt hơn nhằm cạnh tranh với vô số các loại bánh phương Tây nhập sang. Tuy nhiên bánh phu thê ở làng Đình Bảng vẫn là nổi tiếng nhất bởi gạo nơi đây là loại gạo nếp cái hoa vàng – một loại gạo đặc sản và tạo cho vỏ bánh phu thê 1 độ dẻo mịn và trong suốt tinh khiết. Bên cạnh đó với truyền thống làm bánh phu thê thủ công, lâu năm truyền từ đời nay sang đời khác đã tạo cho bánh phu thê Đình Bảng 1 hương vị riêng khó có thể bắt gặp với bánh phu thê làm bằng máy hay công nghệ hiện đại.

 

Post Author: admin